Với bất kỳ hãng máy nén khí nào, dù đó là máy của châu Âu, Nhật Bản hay các nước châu Á thì đều sẽ có những phát sinh trong quá trình vận hành máy. Sự khác biệt là nếu máy chất lượng cao thì tình trạng gặp sẽ ít hơn.
Dưới đây, chúng tôi xin được liệt kê 7 vấn đề thường gặp nhất với máy nén khí theo thứ tự từ phổ biến nhất đến ít phổ biến nhất, cũng như hướng dẫn bạn cách xử lý từng sự cố nếu gặp phải trong quá trình sử dụng máy nén khí:
1. Sự cố nhiệt độ cao máy nén khí
Đây là vấn đề thường gặp nhất đối với máy nén khí đặc biệt là vào mùa hè. Nhiệt độ cao do rất nhiều nguyên nhân gây nên, trong đó phải kể đến các nguyên nhân như: nhiệt độ phòng máy nén khí quá cao, két giải nhiệt dầu gió hoạt động kém hiệu quả, không tuân thủ thời gian bảo dưỡng máy nén khí theo đúng định kỳ mà nguyên nhân chính là không thay dầu theo định kỳ, va chạm cơ khí, van điều nhiệt hỏng, quạt làm mát hỏng.
2. Dầu và nước có trong khí nén
Dầu và nước có trong khí nén đầu ra sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng tới các ứng dụng sử dụng khí cuối cùng, chẳng hạn như: làm ẩm ướt thiết bị dẫn đến phải xử lý lại sản phẩm, hư hỏng các dụng cụ sử dụng khí nén,... Nguyên nhân gây nên hiện tượng này phổ biến nhất là do bộ lọc tách dầu hoạt động kém hiệu quả, van áp suất tối thiểu bị kém, máy chạy ở nhiệt độ cao trong một thời gian dài, không lắp đặt các thiết bị xử lý khí (máy sấy khí, các bộ lọc) hoặc lắp đặt thô sơ, các bộ bẫy nước hoạt động kém hiệu quả,...
3. Chảy dầu van hút máy nén khí
Chảy dầu hay còn gọi là hao dầu van hút, đây là hiện tượng xảy ra rất phổ biến khi máy nén khí dừng hoặc hoạt động không tải. Nguyên nhân phổ biến dẫn đến máy nén khí bị chảy dầu van hút đó là: máy nén khí dừng không đúng cách, lỗi bảng điều khiển, có quá nhiều dầu được đổ trong máy dẫn đến máy bị tràn dầu, van một chiều và van chặn dầu bị hỏng.
4. Máy nén khí bị quá dòng
Máy nén khí bị quá dòng do các nguyên nhân: máy nén khí thực sự bị quá dòng, dòng điện cung cấp tới động cơ cao vượt mức quy định, cảm biến dòng bị hỏng, đầu nén có vấn đề, lọc tách dầu bị hỏng.
Khi máy nén khí bị quá dòng, các thiết bị gắn cảnh báo sẽ lập tức nhận được tín hiệu và báo ngay về bảng điều khiển để dừng máy.
5. Máy nén khí không đạt áp suất cài đặt
Bạn cài đặt áp suất cho máy nén khí, tuy nhiên áp suất không đạt được như định mức bạn cài đặt. Lúc này, máy nén khí của bạn đã gặp phải hiện tượng tụt áp.
Tụt áp dẫn đến không đạt áp suất cấp cho hệ thống hoặc các dụng cụ cần đến khí nén đồng thời tụt áp cũng dẫn đến sự thất thoát về điện năng tiêu thụ rất lớn.
Với các hệ thống khí nén, luôn luôn có vấn đề tụt áp. Tuy nhiên, tụt áp không nên vượt quá 1 bar. Với các máy nén khí mới hiện nay, hầu hết đều được thiết kế độ tụt áp không quá 0,1 bar.
6. Máy nén khí không khởi động
Vào ca sản xuất, bạn nhấn nút khởi động máy nén khí nhưng không thấy tín hiệu báo máy hoạt động. Lúc này, bạn cần kiểm tra các nguyên nhân: điện áp có đang được cấp cho máy không? Có bất kỳ chỉ số nào hiển thị trên màn hình cảnh báo hay không? Kiểm tra các khởi động tư, mô tơ có đang được quay hay không?.
7. Áp suất thấp trong hệ thống khí nén
Áp suất trong hệ thống của bạn là kết quả của việc cung cầu khí nén. Kết quả của việc cân bằng áp suất phụ thuộc vào lượng khí nén tạo ra và lượng khí nén sử dụng.
Nguyên nhân gây ra hiện tượng áp suất thấp trong hệ thống khí nén phổ biến nhất là nhu cầu sử dụng khí quá cao và việc sản xuất khí quá thấp.
Để biết thêm thông tin chi tiết và để được tư vấn, quý khách vui lòng liên hệ:
+ Địa chỉ trụ sở: Số 71 - Ngõ 239 - Phố Bồ Đề - Long Biên - Hà Nội
+ Nhà xưởng: Số 107 - Ngõ 53 - Phố Đức Giang - Long Biên - Hà Nội
+ Văn phòng: P1616, tầng 16, KeangNam, Hà Nội Landmark Tower, E6, Phạm Hùng, Mễ Trì, Nam Từ Liêm
+ Hotline: 0948 050 211 - 0942 000 211 - 0867 000 211
+ Email: [email protected] - [email protected]
+ Website: http://maynenkhicts.com - http://maynenkhiir.com
Bình Luận